Thế nào là một công việc tốt

Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi “Thế nào là một công việc tốt?”. Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của bốn chữ P: Passion, Place, People và Pay.

Passion: Đam mê

Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động?... Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Place: Nơi chốn

Nơi chốn có thể hiểu là công ty nơi bạn làm việc. Bạn có yêu công ty mình không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không? Môi trường làm việc có tạo cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất?... Nếu vẫn chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó... Xin chúc mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.

People: Con người

Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!

Pay: Tiền lương

Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp, hỏi những người cùng nghề... Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ thưởng bằng cổ phiếu... cũng đáng để bạn xem xét.

Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là “Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình

vietnamworks.com

10 Kỹ năng điều hành cuộc họp hiệu quả

Các cuộc họp rất cần thiết đối với hoạt động của các tổ chức vì nó giúp tạo ra sự đồng tâm hiệp lực và đảm bảo sự phối hợp tốt trong tổ chức. Mục đích của một cuộc họp là thu thập ý kiến của nhiều người tại một thời điểm. Rất nhiều người có thái độ tiêu cực với các cuộc họp, điều này có thể thay đổi nếu mọi người thấy được giá trị của các cuộc họp.

Với vị trí một nhà lãnh đạo, nhà quản lý hay một người đứng đầu một nhóm, việc tổ chức và điều hành các cuộc họp là một nhiệm vụ quan trọng của bạn. Một cuộc họp thành công là khi những người tham dự đều có những sự đóng góp tích cực, mục đích và lịch trình cuộc họp được đảm bảo để tìm gia những giải pháp tối ưu cho những vấn đề được đưa ra thảo luận.

Để quản lý hiệu quả một cuộc họp bạn hãy tích hợp cho mình những kỹ năng sau.

10 Kỹ năng điều hành cuộc họp hiệu quả

1. Quyết định: Họp cái gì? Khi nào hợp? Ai tham gia? Hình thức nào?

2. Biết lắng nghe và thấu hiểu, không chỉ trích, phê bình.

3. Kiên định, bám sát mục tiêu và luôn nhớ “mọi ý tưởng nêu ra đều phải được ghi nhận”.

4. Phát hiện và dành thêm thời gian cho những ý kiến sáng tạo.

5. Vận dụng những “kỹ năng động não” (brainstorming techniques). Đưa ra những câu hỏi mở nhằm khuyến khích sự đóng góp ý kiến của mọi người, Khích lệ những ý tưởng độc đáo, tập trung vào tư tưởng, quan điểm, chứ không phải vào con người để cùng xây dựng, phân công và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở tự nguyện

6. Quyết đoán, chủ động ứng phó và xử lý các tình huống. Luôn giữ vai trò của người giám sát, hỗ trợ - điều hành.

7. Nhận biết, làm rõ và diễn giải những ý kiến then chốt.

8. Tóm tắt, tổng họp và đánh giá trước khi kết thúc.

9. Gửi biên bản và chương trình hành động sau cuộc họp.

10. Phát triển kế hoạch & theo dõi hành động

Admin-VKC