Quai bị trong mùa hè |
List PagesBệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày. Triệu chứng: Phần lớn cảm thấy khó chịu 1-2 ngày trước, chảy nước bọt, đắng miệng ăn không ngon; Sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, và má sưng to (có thể một bên rồi lan sang bên kia hoặc hai bên cùng lúc), gây đau khi nuốt nước bọt; Khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời. Biến chứng: - Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn. - Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày. Phòng tránh: - Tiêm vacxin cho trẻ trên 2 tuổi. - Hạn chế tiếp xúc, cách ly bệnh nhân cho đến khi khỏi hẳn. - Không bôi hoặc đắp những thứ không rõ nguồn gốc - Vệ sinh cá nhân: chăm sóc răng miệng, súc miệng nước muối, rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hay sau khi ho, hắt hơi (phải che miệng)… - Vệ sinh môi trường xung quanh, lau sạch sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch cloramine, tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. - Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol, Aspirine. Điều trị: Bệnh quai bị chủ yếu được điều trị tại nhà Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán, xác định và điều trị. Hướng dẫn chăm sóc trẻ ở nhà: - Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm. - Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối pha loãng. Tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua. - Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. - Cho trẻ nằm trên giường, chường nước ấm trên má bị sứng, đau. - Hạn chế vận động, nô đùa, chạy nhảy... dễ gây biến chứng ở tinh hoàn. - Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng. Bài thuốc uống trị quai bị: Bài 1. Huyền sâm 15g, hạ khô thảo 6g, bản lam căn 12g, sắc uống. Bài 3. Củ sắn dây 16g, bạc hà 6g, cúc tần sao 10g, thăng ma 10g, thạch cao sống 10g, cam thảo 6g, hoa cúc 15g, hoàng cầm (nam) sắc uống. Bài 4. Quả ké 12g, sài đất 12g, bồ công anh 12g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần. Bài 5. Hạ khô thảo 20g, cây mũi mác 30g, kim ngân 20g sắc uống trong ngày. Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16g, mã đề 12g sắc uống ngày 1 thang. Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16g, cam thảo 10g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động. Đơn giản nhất mua chè đậu xanh, hay chè nhiều thứ đậu cho trẻ ăn bổ sung 2, 3 lần trong ngày, thường xuyên trong tuần là tốt nhất |